Joe là một viên luật sư, anh rất thông minh và thông hiểu mọi chuyện, từ vật lý, sinh học, cho đến triết học, thần học... Nói chung là Joe am hiểu mọi chuyện trên đời. Anh có thói quen tranh luận, và anh rất hay tranh luận với bất kỳ ai mà anh thấy thích, ở bất cứ nơi đâu: các bạn đồng nghiệp, người phục vụ quán ăn, anh thợ cắt tóc... và lần nào Joe cũng chứng tỏ được lý lẽ của mình là. đúng. Lần nào cũng vậy, các bạn anh đều không bắt bẻ được lý lẽ của Joe, và phải thốt lên "Joe, anh thật quá thông minh". Nhưng có lẽ việc Joe nhớ nhất là lần tranh cãi với một người nông dân trong một quán ăn nhỏ, Joe đã mất một buổi trời nhưng vẫn không thuyết phục người đàn ông đó đồng ý với lập luận của mình. Cuối cùng, quá mệt mỏi, người đàn ông đó đã thốt lên:
- Thưa ông, ông nên nhớ rằng ông có cái lý của ông, và tôi có cái lý của tôi. Chúng ta đều có cái lý của mình.
"Chúng ta đều có cái lý của mình". Phải chăng "cái lý" lúc nào cũng là duy nhất như người ta thường nói "Chân lý chỉ là một" hay là các khía cạnh khác nhau tuỳ theo các nhìn của mỗi người? Vậy ai đúng? Ai sai?
Có lẽ ai trong chúng ta đều có tham vọng làm chủ người khác và bắt người khác phải phục tùng mình, phải chấp nhận lý lẽ mà ta đưa ra. Nhưng trong thế gian muôn màu này, thử hỏi ai là người nắm được tất các quy luật của Tạo hóa, vạn vật trong vũ trụ, và xã hội con người? Có lúc chính ta phải thốt lên: "Tôi không thể nào hiểu nổi mình" Vậy sao ta không lắng nghe để bổ sung cho cái kiến thức của mình. "Kiến thức là vô tận"
Tôi đã đọc đâu đó câu danh ngôn: "Biết đưa ra ý kiến, nhận xét của mình là một điều tốt; biết lắng nghe lại là điều tốt hơn; nhưng biết lắng nghe mà chọn lọc lại và hoàn thiện điều mình đã nghe, đã biết thì lại là điều tốt nhất"
Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2008
Chúng ta đều có lý
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét