Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2008

Cơ bản triết học



I. TRIẾT HỌC (phylosophy) LÀ GÌ?

1. Triết học và đối tượng của triết học

1.1- Khái niệm triết học & nguồn gốc của triết học

1.1.1- Khái niệm triết học

- Triết học ra đời từ bao giờ, ở đâu?

Triết học ra đời khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước Công nguyên ở một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại: ở cả phương Đông (An độ, Trung Quốc) và phương Tây (Hy Lạp), khi xã hội bắt đầu có sự phân chia thành giai cấp.

- Về từ nguyên (nguồn gốc của từ):

+ Ở An Độ triết học là darshana có nghĩa là con đường suy ngẫm theo lẽ phải.

+ Ở Trung Quốc, triết học có nghĩa là trí, là sự hiểu biết sâu sắc của con người.

+ Ở Hy Lạp, triết học (phiên âm theo tiếng La Tinh) là phylosophia có nghĩa là yêu thích sự thông thái (phylo: yêu thích. Sophia: sự thông thái)

- Định nghĩa: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới ấy.

1.1.2- Nguồn gốc (origin) của triết học

- Triết học ra đời trong điều kiện nào?

+Con người phải có vốn tri thức cùng với khả năng tư duy trừu tượng nhất định. +Xã hội phải phát triển tới mức hình thành được tầng lớp lao động trí óc.

- Nguồn gốc của triết học: Nguồn gốc nhận thức (khả năng tư duy) và nguồn gốc xã hội (xã hội phát triển tới mức có sự phân chia lao động thành lao động trí óc và lao động chân tay, xã hội xuất hiện giai cấp, do đó triết học tự nó mang trong mình tính giai cấp, chừng nào giai cấp còn tồn tại).

- Triết học tồn tại đến bao giờ? Chừng nào loài người còn tồn tại thì triết học còn tồn tại.

1.2- Đối tượng của triết học và sự biến đổi đối tượng của triết học trong lịch sử

(Triết học nghiên cứu cái gì, cái đó được gọi là đối tượng của triết học).

1.2.1- Thời cổ đại. Triết học được gọi là triết học tự nhiên, nó chưa có đối tượng nghiên cứu riêng, mà “ôm cả” mọi tri thức khoa học tự nhiên và xã hội, nên triết học được coi là khoa học của các khoa học.

1.2.2- Thời trung cổ. Tôn giáo ngự trị, triết học bị buộc làm tay sai của thần học, trở thành triết học kinh viện (scholasticism), chuyên lý giải cho “chân lý” của giáo lý thần học.

1.2.3- Từ thế kỷ XV trở đi. Các ngành khoa học (tự nhiên và xã hội) phát triển mạnh, trong đó có triết học (cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm). Triết học không còn tham vọng là khoa học của các khoa học (trừ triết học Hegel), mà dần dần xác định đối tượng riêng, đó là nghiên cứu những vấn đề chung nhất của chỉnh thể thế giới (tự nhiên, xã hội, tư duy) và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.

2. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan

2.1- thế giới quan (world outlook) là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó,về chính bản thân con người, cuộc sống của con người. Có thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo, thế giới quan triết học. (Quan niệm gồm tri thức; xúc cảm, tình cảm; niềm tin).

2.2- Thế giới quan được hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người. Riêng triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó, nên nó chỉ là hạt nhân lý luận của thế giới quan.

II. VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM TRIẾT HỌC

1-Vấn đề cơ bản (fundamental problem) của triết học (còn gọi là v/đ tối cao)

1.1-Vấn đề cơ bản của triết học là v/đ gì?

Đó là v/đ quan hệ giữa tư duy (thinking, thought) và tồn tại (existence) hay quan hệ giữa ý thức (consciousness) và vật chất (matter).

V/đ cơ bản của triết học có 2 mặt:

- Mặt thứ nhất: Giữa vật chất ý thức, cái nào có trước (tính thứ nhất)? Cái nào có sau (tính thứ hai)? Cái nào quyết định cái nào?

- Mặt thứ hai: Con người có thể nhận thức được thế giới vật chất không? (Hay ý thứcphản ánh được thế giới vật chất không?)

1.2-Tại sao v/đ quan hệ giữa vật chất và ý thức lại là v/đ cơ bản của triết học?

- Mọi trường phái triết học đều phải đụng đến v/đ này đầu tiên, phải giải quyết v/đ này, lấy đó làm cơ sở, làm điểm xuất phát để lý giải mọi v/đ khác của triết học

- Lý giải v/đ trên như thế nào là tiêu chuẩn duy nhất để phân biệt lập trường thế giới quan của các trường phái triết học khác nhau.

2- Các trường phái triết học

Liên quan đến giải quyết mặt thứ nhất của triết học, có hai trường phái chính: Chủ nghĩa duy vật (materialism) và chủ nghĩa duy tâm (idealism)

2.1.1 - Chủ nghĩa duy vật (materialism)

+ Cho rằng: vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất quyết định ý thức. + Lịch sử: đã phát triển dưới 3 hình thức cơ bản:

* Thời cổ đại- Chủ nghĩa duy vật chất phác ( vulgar materialism) Tiêu biểu là nhà triết học Démocrite (460-370 trc CN)

* Thế kỷ 15 đến 18- Chủ nghĩa duy vật siêu hình (metaphysical materialism) hay duy vật máy móc (mechanical materialism) Tiêu biểu là Francis Bacon (1561-1626) nhà triết học Anh.

* Nửa cuối thế kỷ 19- Chủ nghĩa duy vật biện chứng (dialectical materialism) Tiêu biểu là Marx – Engels - Lênin

2.1.2- Chủ nghĩa duy tâm (idealism)

+ Cho rằng: ý thức có trước, vật chất có sau; ý thức quyết định vật chất. + Các loại:

* Chủ nghĩa duy tâm chủ quan (subjective idealism) Tiêu biểu là nhà triết học kiêm linh mục George Berkeley (1684-1753).

* Chủ nghĩa duy tâm khách quan (objective idealism) Tiêu biểu là Platon (427-347 trc CN) và Hegel (1770-1830).

+ Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm:

* Nguồn gốc nhận thức: Do tuyệt đối hoá một mặt của quá trình nhận thức.

* Nguồn gốc xã hội: Sự tách rời giữa lao động trí óc với lao đông chân tay và tuyệt đối hoá vai trò của lao động trí óc. Liền sau đó, các giai cấp thống trị, phản động lại dùng chủ nghĩa duy tâm để làm nền tảng cho những quan điểm chính trị-xã hội của mình. Cả hai trường phái duy vật và duy tâm đều thuộc Triết học nhất nguyên (monism).

Có một loại quan niệm thuộc Triết học nhị nguyên (dualism) cho rằng vật chất và ý thức tồn tại độc lập, không nằm trong quan hệ sản sinh, quan hệ quyết định nhau (Về bản chất, triết học này là duy tâm) ( R.Décartes).

3- Thuyết không thể biết (Bất khả tri luận – Agnosticism)

- Trả lời mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học: “con người có thể nhận thức được thế giới hay không?”

+ Số đông: Nhận thức được (Khả tri - Knowable).

+ Số rất ít: Không nhận thức được (Bất khả tri) ( Tiêu biểu là nhà triết học Hium. Ở phương Đông có Trang tử).

(Hoài nghi luận - scepticism --- dẫn tới Bất khả tri luận - Agnosticism).

III. SIÊU HÌNH VÀ BIỆN CHỨNG

1- Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng

SIÊU HÌNH (metaphysics) BIỆN CHỨNG (dialectic)

Nhận thức đối tượng (sự vật, hiện tượng, quá trình):

- Chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt, mà không thấy mối liên hệ qua lại giữa chúng.

- không những thấy-------nb---------------

mà còn thấy --------------------------------

- Chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh, mà không thấy trạng thái động của sự vật

- Không những thấy-------nb---------------

mà còn thấy ---------------------------------

- Chỉ thấy cây, mà không thấy rừng

- Không những thấy-------nb---------------

mà còn thấy --------------------------------

2- Các giai đoạn phát triển cơ bản của phương pháp biện chứng (dialectical method)

2.1- Phép biện chứng tự phát thời cổ đại. (Héraclite, thuyết âm-dương, kinh dịch; ngũ hành tương sinh tương khắc).

2.2- Phép biện chứng duy tâm (Kant, Hegel).

2.3- Phép biện chứng duy vật (K.Marx, F. Engels).

IV. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1- Vai trò của triết học nói chung

Vai trò (role) của triết học thể hiện chủ yếu qua các chức năng (function): chức năng thế giới quan (world outlook) [trong đó có nhân sinh quan – (conception of life, phylosophy of life)] và chức năng phương pháp luận (methodology)

1.1- Chức năng thế giới quan và phương pháp luận

1.1.1- Chức năng thế giới quan (vì nó là hạt nhân lý luận của thế giới quan).

1.1.2- Chức năng phương pháp luận

- Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm, tạo, dùng các phương pháp.

- Có 3 cấp độ về phương pháp luận: chuyên ngành, chung, chung nhất.

-Triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, vì mỗi quan điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp, tức là lý luận về phương pháp.

1.2- Với những chức năng trên, triết học có vai trò to lớn trong việc định hướng cho con người nhận thức hành động. Nếu thế giới quan &phương pháp luận đó là khoa học và cách mạng, con người sẽ nhận thức và hành động đúng; và ngược lại.

2- Vai trò của triết học Mác-Lênin

2.1- Triết học Mác-Lênin có tính khoa học, tính cách mạng, tính thực tiễn, tính Đảng, vì:

2.1.1- Thiết lập được sự thống nhất giữa lý luận và phương pháp, tạo thành CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG. (Dialectic materialism)

2.1.2- Đối với các môn khoa học cụ thể, triết học Mác-Lênin không đóng vai trò là khoa học của các khoa học, mà có mối quan hệ biện chứng (triết học Mác-Lenin với tư cách là phương pháp luận cho các khoa học cụ thể, chứ không thể thay thế cho chúng để giải quyết các vấn đề cụ thể. Ngược lại, các khoa học cụ thể cung cấp những tài liệu: vừa để minh chứng cho những luận điểm của triết học, vừa để triết học có tư liệu đúc kết, khái quát thành những luận điểm thích hợp).

2.1.3- Triết học mác-Lênin không chỉ giải thích thế giới, mà chủ yếu nhằm cải tạo thế giới.

2.2- Với đặc trưng trên, triết học Mác-Lênin sẽ giúp ta rèn luyện thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, tự giác rèn luyện bản thân để có tư duy đúng (hoạt động nhận thức) và hành động đúng (thực tiễn), nghĩa là học triết học để LÀM NGƯỜI Ở ĐỜI.

Không có nhận xét nào: