Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2008

Trận Trân Châu Cảng và Lịch sử Vũ khí hạt nhân

Cuộc tấn công vào Trân Châu cảng là một sự kiện quan trọng trong đệ nhị thế chiến, trong đó Nhật Bản đã bất ngờ tân công vào cảng quân sự của Hoa Kỳ đóng tại quần đảo Hawaii vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 năm 1941. Đây là một cuộc tấn công với quy mô lớn, và thực sự bất ngờ với Hoa Kỳ; gây tổn thất nặng nề cho quân đội Hoa Kỳ tại Hawaii. Đặc biệt trong trận đánh này, quân Nhật đã sử dụng một đội phi công cảm tử (là lực lượng chủ yếu trong trận này) và một loại ngư lôi mới có khả năng di chuyển ở một mực nước khá thấp[cần dẫn chứng]. Đây cũng là các yếu tố mà phía Mĩ không lường trước được,nên hạm đội Trân Châu Cảng ở đây hầu hết đã bị tiêu diệt.Sau trận chiến này quân Nhật đã mở rộng khu vực chiến sự của mình ra cả vùng Thái Bình Dương

Cuộc chiến tranh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã mở đầu bằng thảm bại của quân đội Mĩ ở quân cảng Trân Châu. Ở đây tập trung chủ lực hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ nhắm gây sức ép đối với Nhật tại cuộc đàm phán ở Oasinhtơn. Nhưng đối với Nhật Bản, đó lại là 1 dịp tốt để giáng cho quân Mĩ một đòn quyết định Những ngày cuối năm 1940, 1 phái đoàn ngoại giao của Nhật Bản đến Oasinhtơn (Hoa Kỳ) để đàm phán với chính phủ Mĩ về giải pháp cho những vấn đề tranh chấp giữa Mĩ – Nhật tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Phái đoàn Nhật tỏ thái độ hòa nhã, nhân nhượng, nhưng lại nêu lên nhiều chi tiết khó giải quyết, nên cuộc đàm phán kéo dài. Lấy cớ nhằm làm cho mối quan hệ Mĩ – Nhật bớt căng thẳng, chính phủ Nhật đề nghị 1 số cảng ở Mĩ và tại Honolulu thuộc quần đảo Haoai. Đề nghị đó được chính phủ Mĩ chấp nhận.Ngày 1 -11 -1940, chiếc tàu buôn Nhật Taiyô Maru cập bến hữu nghị cảng Honolulu. Viên tổng lãnh sự Nhật tại Haoai lên thăm tàu và nhận được những tin tức tình báo mà bộ Tham mưu quân đội Nhật Bản đang mong đợi và tấm bản đồ chi tiết về Trân Châu Cảng (vũng tàu ở đảo Oahu thuộc Hạ Uy Di) do một điệp viên Nhật quốc tịch Mĩ (gốc Nhật) tên là Yosikaoa làm việc cho cơ quan tình báo Nhật. Tên này đóng vai nhân viên cho 1 công ti du lịch Mĩ, chuyên hướng dẫn cho khách du lịch đến thăm Haoai và nhờ thế đã có lần được đi máy bay cùng các quan chức Mĩ lượn trên đảo Oahu, nơi có bến cảng và sân bay quân sự, căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương thuộc hải quân Mĩ.[cần dẫn chứng]

Chính phủ Nhật đã ra lệnh cho đô đốc Yamamôtô vạch kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng. Từ tháng 1- 1941 đến tháng 3 -1941, kế hoạch đó được thảo xong. Bắt đầu từ tháng 9 -1941 hạm đội đặc nhiệm tiến hành diễn tập tiến công trong những điều kiện tương tự như thực địa Trân Châu Cảng ở đảo Oahu.

Mặc dù đã có những biện pháp về ngoại giao nhưng mâu thuẫn quyền lợi giữa đế quốc Mĩ và đế quốc Nhật ở Châu Á – Thái Bình Dương đã sâu sắc tới mức không thể điều hòa được. Hội nghị của những nhân vật lãnh đạo nhà nước Nhật Bản do Nhật Hoàng chủ trì ngày 6 - 9 – 1941 đã quyết định : nếu đến giữa tháng 10 yêu sách của Nhật không được chấp nhận “ thì phải tiến hành ngay một cuộc chiến tranh chống Mĩ, Anh, Hà Lan”. Một cuộc hội nghị tiếp theo sau đó vào ngày 5-11-1941 của chính phủ Nhật đã quyết định sẽ mở 1 cuộc tấn công Mĩ, Anh vào đầu tháng 12 và ra lệnh cho hạm đội Nhật phải gấp rút hoàn thành việc sẵn sàng chiến đấu.Trong khi đó nhà ngoại giao Nhật Xaburô Curuxu được cử sang Oasinhtơn giúp sức với đô đốc Nômura trong cuộc đàm phán Nhật – Mĩ. Chính phủ Nhật làm ra vẻ muốn xúc tiến đàm phán nhưng thật sự là để đánh lừa Mĩ, giành lấy thế bất ngờ trong cuộc tấn công sắp tiến hành. Đêm 17, rạng ngày 18 -11 -1941, các tàu chiến Nhật lần lược ra khơi, chạy về hướng đảo Kurilơ, nơi được chọn làm địa điểm tập kết. Hạm đội đặc nhiệm của Nhật gồm 31 chiếc : gồm 6 tàu sân bay, 2 chiến hạm, 2 tuần dương hạm hạng nặng, 1 tuần dương hạm hạng nhẹ, 3 tàu ngầm, 9 khu trục hạm và 8 tàu chở dầu. Sáng sớm ngày 25 -11 -1941, hạm đội đặc nhiệm rời căn cứ hải quân Tancan ở quần đảo Kurilơ , chạy chếch về hướng đông bắc rồi chuyển dần về hướng đông nam. Hành trình đã được lựa chọn đi qua những vùng mây thấp, sương mù và ít tàu buôn qua lại. Các tàu chiến trong hạm đội đặc nhiệm bị cấm tuyệt đối không được sử dụng được sử dụng máy vô tuyến điện. Việc thông tin liên lạc được tiến hành bằng tín hiệu đèn hoặc cờ. Ban đêm, đèn trên các tàu tắt hết. Bảy ngày sau khi xuất phát, tư lệnh hạm đội đặc nhiệm là Phó đô đốc Nagumô nhận được bức điện : Hãy trèo lên đỉnh núi Niitaca”, mật ngữ đó có nghĩa là Bộ tham mưu quân đội Nhật ra lệnh cho hạm đội thực hiện kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng như dự kiến. Toàn hạm đội đặc nhiệm tăng tốc, rẽ hẳn xuống hướng đông nam, lao về phía Trân Châu Cảng

5 giờ sáng ngày 7 – 12 -1941, toàn bộ hạm đội Nhật đã tập kết ở 1 nơi cách Trân Châu Cảng 200 hải lí. 5 giờ 30 phút, 2 máy bay trinh sát cất cánh từ hai tuần dương hạm Nhật là Chikumê và Tônê, bay lượn 2 vòng trên Trân Châu Cảng nhưng không bị phát hiện. Hai máy bay trinh sát này thông báo vị trí chính xác của các tàu chiến Mĩ đang đỗ tại Trân Châu Cảng về cho Phó đô đốc Nagumô. 183 máy bay của Nhật Bản được lệnh cất cánh từ các tàu sân bay mở đầu đợt I của cuộc tấn công ; tiếp theo là 170 máy bay khác trong đợt II ; đồng thời 29 tàu ngầm Nhật đi theo 1 hướng khác cũng đã đến gần Trân Châu Cảng nhằm chặn đánh những tàu chiến Mĩ nào còn “ sống sót” , tìm cách chạy thoát ra biển. Một số tàu ngầm “bỏ túi” thực tế là loại ngư lôi do thủy binh quyết tử lái, đã lọt vào trong bến cảng để phối hợp tiến công với các máy bay.Loại máy bay mà quân đội Nhật chủ yếu sử dụng để tiến công là loại máy bay Zero.

Trong khi đó về phía Mĩ, bình minh trên đảo Haoai trong ngày chủ nhật 7-12-1941 này thật là tuyệt đẹp, bầu trời không một gợn mây, biển êm, sóng lặng. Nghỉ cuối tuần theo thường lệ từ chiều thứ bảy, phần lớn các sĩ quan và thủy quân các tàu chiến Mĩ tại Trân Châu Cảng đều lên bờ, say sưa đêm thứ 7 trong các hộp đêm. Đô đốc Kimmen, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, ăn cơm tối tại nhà 1 người bạn và hẹn đánh gôn với tướng Xoóc, tư lệnh lục quân Mĩ đóng trên đảo Haoai. Theo tài liệu của phía Mĩ thì lúc đó tại quân cảng Trân Châu có 86 tàu chiến (không kể các loại tàu nhỏ), bao gồm 8 tàu chủ lực, 7 tàu tuần dương, 28 tàu khu trục và 5 tàu ngầm…Đúng 7 giờ 55 phút, vừa lúc Đô đốc Kimmen bước lên xe ô tô để đến sân đánh gôn với người bạn như đã hẹn, thì những quả bom đầu tiên rơi xuống các tàu chiến Mĩ đang đỗ tại Trân Châu Cảng. Đô đốc Kimmen sửng sốt, ngạc nhiên kêu lên : “chuyện gì thế ?Có phá hoại à ? ”. Trong lúc đó, đại tá Môlixơn, tham mưu trưởng lục lượng không quân Mĩ tại Haoai gọi điện báo cáo cho đại tá Philíp, một sĩ quan không quân Mĩ khác cho biết máy bay Nhật bắt đầu tấn công. Một số sĩ quan và binh lính Mĩ ở lại trên tàu chiến cũng như các sĩ quan và binh lính trên bờ, cùng phần lớn sĩ quan, binh lính thuộc các lực lượng không quân, lục quân Mĩ trên đảo Oahu tất cả đều còn nằm trên giường ngủ, trong khi các máy bay Nhật đang bổ nhào trút bom xuống ngay đầu họ. Không một khẩu súng cao xạ nào trên đảo Oahu nổ súng bắn trả, không một máy bay chiến đấu nào của Mĩ kịp cất cánh.

Trận tập kích diễn ra từ 7 giờ 55 đến 9 giờ 45 sáng ngày 7-12-1941, qua 2 đợt tấn công chính vào bến cảng và các sân bay ở Trân Châu Cảng, hải quân và không quân Nhật đã đánh chìm và làm thiệt hại nặng 18 tàu chiến lớn của Mĩ, trong đó có 8 thiết giáp hạm bị phá hủy ; 5 tàu chủ lực bị chìm, 3 chiếc còn lại bị hỏng nặng ; 19 chiếc tàu chiến khác bị đánh đắm ; phá hủy 232 máy bay chiến đấu của Mĩ đỗ tại sân bay (gồm 80 máy bay của hải quân và 152 máy bay của lục quân Mĩ). Do sự tình cờ may mắn cho hải quân Mĩ, 3 chiếc tàu sân bay của hạm đội Thái Bình Dương hôm đó ở ngoài khơi diễn tập nên đã thoát khỏi số phận như các tàu chiến khác. Về phía Mĩ, số thiệt hại lên đến 3.581 người, trong đó có 2.435 người chết, 1.177 người chìm theo chiếc tàu chiến Arizona xuống đáy Thái Bình Dương khi họ đang bị mắc kẹt trong khoang tàu. Về phía Nhật, chỉ thiệt hại 29 máy bay, phần lớn bị tai nạn khi trở về hạ cánh trên tàu sân bay; 1 tàu ngầm và 5 tàu ngầm “túi”. Kết quả của trận đánh cũng bất ngờ với Bộ chỉ huy Nhật. Kế hoạch được vạch ra lúc đầu là “đánh nhanh, rút nhanh”. Phó đô đốc Nagumô đã chỉ huy trận đánh theo đúng kế hoạch. Tập kích xong, hạm đội Nhật rút nhanh theo hướng Tây Bắc. Nếu bấy giờ quân Nhật tiếp tục truy kích tàn quân Mĩ tháo chạy về hướng đông thì thiệt hại của quân Mĩ chắc chắn sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều. Tướng Mácsan của Mĩ từng cho rằng người Nhật đã sai lầm khi không lợi dụng thời cơ thuận lợi đó để chiếm lấy quân cảng Trân Châu. Cùng lúc cuộc tập kích Trân Châu Cảng đang diễn ra thì quân đội Nhật Bản cũng đã tiến hành hàng loạt các hoạt động quân sự tại nhiều nơi khác chống lại quân đội các nước thuộc khối Đồng Minh.


Trận Trân Châu Cảng là 1 trận đánh có ý nghĩa chiến lược lớn. Thắng lợi quan trọng này đã loại khỏi vòng chiến đấu hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ trong 1 thời gian, tạo điều kiện cho quân đội Nhật đánh chiếm nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và làm chủ vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ II

Lịch sử vũ khí hạt nhân

Những vũ khí hạt nhân đầu tiên được Hoa Kỳ chế tạo cùng với sự giúp đỡ của Anh Quốc trong Đệ nhị thế chiến, đó là một phần của dự án Manhattan tối mật. Lúc đầu, việc chế tạo vũ khí hạt nhân là sự lo sợ Đức Quốc xã có thể chế tạo và sử dụng trước quân đội đồng minh. Nhưng cuối cùng thì hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki lại là nơi chịu sức tàn phá của những quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945. Liên Xô chế tạo và thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1949. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều phát triển vũ khí hạt nhân nhiệt hạch vào những năm giữa của thập niên 1950. Việc phát minh ra các tên lửa hoạt động ổn định vào những năm 1960 đã làm cho khả năng mang các vũ khí hạt nhân đến bất kỳ nơi nào trên thế giới trong một thời gian ngắn trở thành hiện thực. Hai siêu cường của chiến tranh Lạnh đã chấp nhận một chiến dịch nhằm hạn chế việc chạy đua vũ khí hạt nhân nhằm duy trì một nền hòa bình mong manh lúc đó.

Vũ khí hạt nhân từng là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc gia. Việc thử nghiệm hạt nhân thường để kiểm tra các thiết kế mới cũng như là gửi các thông điệp chính trị. Một số quốc gia khác cũng phát triển vũ khí hạt nhân trong thời gian này, đó là Anh Quốc, Pháp, Trung Quốc. Năm thành viên của "câu lạc bộ các nước có vũ khí hạt nhân" đồng ý một thỏa hiệp hạn chế việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở các quốc gia khác mặc dù có ít nhất hai nước (Ấn Độ, Nam Phi) đã chế tạo thành công và một nước (Israel) có thể đã phát triển vũ khí hạt nhân vào thời điểm đó. Vào đầu những năm 1990, nước kế thừa Liên Xô trước đây là nước Nga cùng với Hoa Kỳ cam kết giảm số đầu đạn hạt nhân dự trữ để gia tăng sự ổn định quốc tế. Mặc dù vậy, việc phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục. Pakistan thử nghiệm vũ khí đầu tiên của họ vào năm 1998, CHDCND Triều Tiên công bố đã phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 2004. Vũ khí hạt nhân là một trong những vấn đề trọng tâm của các căng thẳng về chính trị quốc tế và vẫn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề xã hội từ khi nó được khởi đầu từ những năm 1940. Vũ khí hạt nhân thường được coi là biểu tượng phi thường của con người trong việc sử dụng sức mạnh của tự nhiên để hủy diệt con người.

Không có nhận xét nào: