Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2008

Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp nước CHDCND Lào. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ. Quảng Nam nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn.
Phân chia hành chính

Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 2 thành phố và 16 huyện:

* Thành phố Tam Kỳ
* Thành phố Hội An
* Huyện Duy Xuyên
* Huyện Đại Lộc
* Huyện Điện Bàn
* Huyện Đông Giang
* Huyện Nam Giang
* Huyện Tây Giang
* Huyện Quế Sơn

* Huyện Hiệp Đức
* Huyện Núi Thành
* Huyện Nam Trà My
* Huyện Bắc Trà My
* Huyện Phú Ninh
* Huyện Phước Sơn
* Huyện Thăng Bình
* Huyện Tiên Phước
* Huyện Nông Sơn

Lịch sử

Điều kiện tự nhiên

Dân số

Diện tích: 10.406 km²

Dân số: gần 1,5 triệu người (2004)

Các dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor

Đơn vị HC: 2 thành phố, 16 huyện

Tỉnh lỵ : TP Tam Kỳ

Văn hóa - Xã hội

Lễ hội

Danh nhân

Khoa bảng

* Ngũ Phụng Tề Phi
* Tứ hổ Trung kỳ
* Thoại Ngọc hầu (Nguyễn Văn Thoại)
* Hoàng Diệu
* Huỳnh Thúc Kháng

Tướng lĩnh

* Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại), bảo hộ sứ Cao Miên
* Hoàng Diệu, Tổng đốc Hà Nội
* Hoàng Văn Thái (trung tướng), quyền Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam
* Nguyễn Hữu Yên (Thiếu tướng), nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh, Quân đội Nhân dân Việt Nam
* Lê Thế Tiệm, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam.
* Đặng Hòa (1927 - 2007), Trung tướng, Phó chủ nhiệm UBKT Đảng ủy QSTW,TCCT - Bộ quốc Phòng Việt Nam

Nhà cách mạng

* Châu Thượng Văn
* Huỳnh Thúc Kháng
* Huỳnh Ngọc Huệ
* Huỳnh Văn Phú
* Lê Đình Dương
* Phan Châu Trinh
* Thái Phiên
* Trần Cao Vân
* Trần Quý Cáp
* Nguyễn Văn Trỗi
* Trần Thị Lý
* Hoàng Diệu
* Phạm Phú Thứ (1820 - 1883), quê ở xã Điện Trung - huyện Điện Bàn. Năm 1843, ông đỗ tiến sĩ và làm tri phủ Lạng Giang, có thời gian nhậm chức “Khởi cư chú” chuyên ghi chép lại lời nói và hành động của vua Tự Đức. Năm 1863 ông cùng với Phan Thanh Giản sang Pháp thương thuyết chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam bộ bị Pháp chiếm năm 1862. Khi về nước ông đã nhiều lần dâng sớ điều trần lên vua nhằm hoài bảo canh tân đất nước nhưng những ý nguyện của ông lại bị vua Tự Đức khước từ. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ như tổng đốc Hải Dương và Quảng Yên, kiêm tổng lý Thương chánh và Đại Đồng (1874), Hiệp Biện Đại Học Sĩ (1878).
* Phan Thành Tài sinh năm Canh Ngọ (1870), tại làng Bảo An - Phủ Điện Bàn nay thuộc xã Điện Trung - huyện Điện Bàn. Ông là một trong những người theo Tây học đầu tiên của tỉnh Quảng Nam, là sĩ phu đắc lực cho phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu. Cùng với Thái Phiên và Trần Cao Vân, ông là người tham gia tích cực tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội, từng chỉ huy cuộc bạo động chiếm giữ cửa bể Đà Nẵng của lực lượng Việt Nam Quang Phục Hội từ Quảng Nam đến Qung Ngãi. Khởi nghĩa không thành, ngày 9 tháng 6 năm 1916 ông bị thực dân Pháp bắt và hành quyết khi vừa tròn 36 tuổi. Hiện nay mộ ông nằm tại thị trấn Vĩnh Điện - huyện Điện Bàn.
* Phan Thanh
* Phan Bôi
* Ông Ích Khiêm
* Trần văn Dư hiệu là Hoán Nhược, sinh năm 1839, mất năm 1885.Tên tuổi nhà yêu nước này gắn liền với phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam. Ông thi đỗ và được sắc phong Đệ Tam Giáp Đồng Tiến sĩ vào năm 1875. Năm 1884, ông được cử làm Sơn phòng sứ Quảng Nam. Tại đây, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông đã cùng các ông Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Kiến, Tiểu La Nguyễn Thành lập nên Nghĩa Hội, mở đầu cho công cuộc kháng Pháp ở Quảng Nam. Ông bị tay sai Nam triều bắt và xử chém tại thành La Qua vào ngày 13 tháng 12 năm 1885. Khu lăng mộ ông hiện ở tại xã Tam An - huyện Phú Ninh, cạnh quốc lộ 1A và kề khu tháp Chiên Đàn.
* Nguyễn Thành Tiểu La tên thật là Nguyễn Thành tự là Triết Phu, ông sinh năm 1863, tại làng Thành Mỹ - phủ Thăng Bình (nay là thôn Quý Thạnh - xã Bình Quý - huyện Thăng Bình) trong một gia đình nho giáo. Từ nhỏ nổi tiếng là người thông minh, có tính tự chủ, tháo vát và mang hoài bão muốn hiểu biết để tìm đường cứu nước. Năm 1885 ông từ bỏ đèn sách tham gia phong trào Nghĩa Hội và sớm trở thành vị tướng tài. Ông được Nguyễn Duy Hiệu giao giữ chức Tán tướng quân vụ kim thương biện tỉnh vụ, là một trong những người có công rất lớn cùng với cụ Phan Bội Châu trong việc sáng lập Duy Tân Hội. Năm 1908 ông bị địch bắt và đày đi Côn Đảo, rồi qua đời vào năm 1911.
* Nguyễn Duy Hiệu
* Lê Cơ

Chính khách

* Nguyễn Thị Bình
* Phan Diễn
* Trương Quang Được
* Võ Chí Công
* Mai Thúc Lân
* Nguyễn Văn Chi

Khoa học gia

* Hoàng Tụy
* Trần Văn Thọ
* Lê Trí Viễn
* Lê Đình Kỵ
* Nguyễn Văn Hạnh
* Hoàng Phê

Nhà văn

* Hoàng Đạo
* Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành)
* Nguyễn Nhật Ánh
* Nhất Linh
* Phan Tứ (Lê Khâm)
* Thạch Lam
* Võ Quảng
* Bùi Giáng
* Phan Khôi
* Phan Hạp (Xuân Tâm)

Nhạc sĩ

* La Hối
* Phan Huỳnh Điểu
* Thuận Yến
* Nguyễn Huy Hùng
* Phan Văn Minh
* Vũ Đình Thậm
* Hoàng Bích
* Thái Nghĩa
* Trần Ái Nghĩa
* Ngọc Lễ


Giáo dục

Kinh tế

Công nghiệp

Bên cạnh khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam còn có các khu công nghiệp sau:

1. Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc
2. Khu công nghiệp Thuận Yên
3. Khu công nghiệp Trảng Nhật
4. Khu công nghiệp Đại Hiệp
5. Khu công nghiệp Đông Quế Sơn
6. Khu công nghiệp Đông Thăng Bình
7. Khu công nghiệp Tây An
8. Khu công nghiệp Bắc Chu Lai
9. Khu công nghiệp Nông Sơn

Du lịch

Danh lam thắng cảnh

* Cù lao Chàm
* Biển Cửa Đại
* Khu du lịch sinh thái Phú Ninh
* Khu du lịch sinh thái Thuận Tình (Hội An)
* Suối nước nóng Tây Viên (Quế Sơn)
* Suối Tiên (Quế Sơn)
* Hòn Kẽm Đá Dừng (Hiệp Đức)
* Tháp Khương Mỹ
* Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Kim Oanh
* Biển du lịch : Tam Thanh ( TP Tam Kỳ}
* Biển Rạng (huyện Núi Thành)
* Biển Bàn Than (huyện Núi Thành)
* Hố Giang Thơm (Núi Thành)

Di tích lịch sử

* Đô thị cổ Hội An
* Các di sản văn hóa Chăm
o Thánh địa Mỹ Sơn
o Trà Kiệu
o Tháp Chiên Đàn
o Tháp Bằng An
o Tháp Khương Mỹ

Lễ hội

* Lễ hội lồng đèn (Hội An): vào ngày 14 Âm Lịch hằng tháng.
* Lễ hội cầu ngư (Hội An)
* Lễ hội rước cộ bà (Chợ Được, Bình Triều, Thăng Bình):Vào ngày 11 Âm lịch tháng giêng hằng năm.

Làng nghề truyền thống

* Làng gốm Thanh Hà
* Làng mộc Kim Bồng
* Làng đúc đồng Phước Kiều
* Làng dệt Mã Châu
* Làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai
* Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch

Ẩm thực

Ẩm thực Quảng Nam Các món ăn đặc sắc:

* Mì Quảng.
* Cao lầu Hội An
* Bánh vạc
* Cơm gà Tam Kỳ
* Bê thui Cầu Mống [Điện Bàn]
* Trà Kim Sơn
* Bánh ít lá gai [Hội An]
* Hải sản (Biển Rạng - Núi Thành)

Giao thông

Đường sắt

Trục đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Quảng Nam. Ngoài nhà ga chính ở Tam Kỳ, còn có ga Nông Sơn.ga Phú Cang(Bình Quý_ Thăng Bình)

Đường bộ

Quốc lộ 1 A đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam .

Đường hàng không

Năm 1965, người Mỹ xây dựng sân bay Chu Lai, [nhằm mục đích phụ vụ các hoạt động quân sự ở miền Trung và Tây Nguyên. 40 năm sau, ngày 02 tháng 3 năm 2005, sân bay Chu Lai đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một sự kiện lịch sử của tỉnh. Việc sân bay Chu Lai vào hoạt động thương mại sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển không chỉ của Quảng Nam (với khu công nghiệp Chu Lai) mà còn của tỉnh Quảng Ngãi (với khu công nghiệp Dung Quất). Hiện nay, mỗi tuần có hai chuyến bay đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, sẽ mở thêm đường bay đến Hà Nội. Xa hơn nữa, sân bay Chu Lai sẽ được phát triển thành sân bay quốc tế phục vụ cho việc trung chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực. Ngoài ra, việc đưa sân bay Chu Lai vào hoạt động sẽ giúp cho du khách đến với hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn.

Không có nhận xét nào: